Mẹo hay đánh bóng bàn ghế gỗ mà không cần đến Véc-ni
Hiện nay, mọi người đều chọn đồ gỗ, nhất là bàn ghế hay đồ đạc trong nhà, nếu muốn sử dụng lâu dài thì đánh Véc-ni. Đây là biện pháp tốt nhất. Chúng không chỉ có thể bảo vệ gỗ để kéo dài tuổi thọ mà còn có thể khiến chúng ta sử dụng những mảnh vỡ này thay cho gỗ nguyên bản để làm cho vẻ ngoài mộc mạc bắt mắt hơn. Nhưng bạn không phải lúc nào bạn cũng có sẵn Véc-ni trong nhà, vậy lúc đó bạn phải làm thế nào?
Đừng lo lắng, hôm nay chúng tôi sẽ cho bạn biết một số mẹo hay mà không cần đến Véc-ni.
Vecni là gì?
Vecni thường được sử dụng để đánh bóng bàn ghế gỗ
Chúng ta nên hiểu rằng, sơn bóng là một hỗn hợp, ngâm trong cồn 90 độ trong một ngày, nó sẽ biến mất và hoàn toàn trở thành một dung dịch màu nâu nhạt và sáng bóng. Chức năng chính của sơn bóng là phủ lên bề mặt các sản phẩm trong nhà, đặc biệt là các sản phẩm làm từ gỗ.
Đặc điểm của Vecni
Sơn vecni được rất nhiều thợ gỗ chuyên nghiệp sử dụng vì loại sơn này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật giúp làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho các sản phẩm được chế biến từ gỗ.
– Do nguyên liệu chế tạo lành tính nên vecni được đánh giá cao trong việc bảo vệ môi trường;
– Không gây mùi khó chịu, không độc hại và không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng;
– Màu sơn tự nhiên giúp tôn lên nét đẹp vốn có của những vân gỗ;
– Dễ dàng làm mới lại lớp vecni đã đánh;
– Thích hợp sử dụng để tô điểm cho những món đồ nội thất và đồ cổ có giá trị cao.
Tuy nhiên thì vecni cũng tồn tại một vài hạn chế như:
– Gam màu sắc không phong phú, vẻn vẹn chỉ có hai màu: Màu cánh gián và màu nâu gụ;
– Vecni khi sử dụng chỉ có thể bao phủ một lớp mỏng lên bề mặt gỗ mà không thẩm thấu vào sâu từng thớ gỗ bên trong được;
– Không bền màu lâu, nhanh phai;
– Kỹ thuật đánh vecni đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, tốn nhiều thời gian.
Những trường hợp cần đánh Vecni
– Bàn ghế cũ, bị phai màu, bạc màu, bay màu.
– Bàn ghế bị dính bụi trong thời gian dài và không lau sạch được.
– Bàn ghế sử dụng lâu, bị xước.
– Bàn ghế bị vết ố do thức ăn hoặc nước uống đổ ra.
Công dụng của Vecni là gì ?
Vecni có công dụng là bảo vệ tốt màu sắc nguyên thủy của bàn ghế. Do đó chúng ta sử dụng vecni và đánh lại một cách thay đổi mới để những sản phẩm của chúng ta khoác lên mình một diện mạo mới. Màu sắc vô cùng đẹp, sang trọng và lịch lãm cho không gian nhà của bạn.
Những lớp sơn bên ngoài là sự quyết định của những yếu tố giúp cho sản phẩm gỗ của bạn được bền lâu và có thẩm mỹ nên nếu như đồ gỗ của bạn bị trầy xước, bong tróc bên ngoài thì bạn hãy thay đổi và đánh lại vecni để mang một luồng gió mới cho vẻ ngoài của sản phẩm, giúp các sản phẩm thu hút đẹp mắt hơn.
Lớp sơn vecni bên ngoài sẽ trở thành một bộ áo giáp bảo vệ cho món đồ của bạn tránh khỏi những hiện tượng mối mọt, nấm mốc. Từ đó, tuổi thọ của các loại gỗ cũng kéo dài thêm. Quá trình sơn vecni được xem là một trong những phương pháp bảo quản đồ gỗ rất tốt.
Có nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa sơn vecni là sơn PU. Trên thực tế thì hai loại sơn này khác nhau hoàn toàn. Lớp vecni có một độ mỏng tương đối hơn so với lớp sơn PU.
Vecni có đặc điểm chính là bảo vệ đồ gỗ, có khả năng miễn dịch khá tốt nên ngày nay người ta sử dụng vecni nhiều cho đồ gỗ. Nó có thể làm mới các đồ gỗ nhà bạn.
Các mẹo hay đánh bóng bàn ghế gỗ mà không cần đến Vecni
Dùng dầu Parafin hoặc bia
Cách đầu tiên, bạn cần dùng đến dầu Parafin hoặc bia. Bia thì có thể đã quá quen thuộc với bạn về thành phần cũng như mùi vị. Vậy còn dầu Parafin là gì?
Dầu Paraffin còn được gọi là dầu trắng, nó là một dạng chất lỏng trong suốt, không mùi, không vị và được xem là loại chất đa tác dụng. Bởi nó có thể dùng trong sản xuất mỹ phẩm, bảo quản gạo,… Bên cạnh đó dầu Paraffin còn được biết đến rộng rãi với tác dụng làm sạch bàn ghế gỗ hiệu quả.
Cách để dùng bia hay dầu Paraffin làm sạch bàn ghế gỗ như sau: tẩm 1 trong 2 loại chất này vào một chiếc khăn hoặc tấm vải. Sau đó lấy vải/khăn này chà nhẹ lên bề mặt bàn ghế gỗ là bạn sẽ có thể dễ dàng lau đi vết bụi bẩn lâu ngày trên gỗ. Dầu Paraffin có độ bóng nên sau khi làm sạch, bàn ghế gỗ của bạn sẽ bóng loáng lên trông thấy.
Dùng dầu Parafin để đánh bóng bàn ghế gỗ rất hiệu quả
Dùng giấm
Pha một dung dịch theo công thức 1 giấm : 3 nước. Rồi tiến đến dùng khăn thấm hỗn hợp rồi chấm lên vật dụng gỗ. Để bàn ghế gỗ sáng hơn, bạn dùng nước trà tươi đặc lau qua vài lần nữa là được.
Dùng sữa tươi
Cách làm khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng sữa tươi cho vào khăn mềm. Dùng khăn này lau lên bàn ghế gỗ và đợi đến khi gỗ khô. Tiếp đó, bạn dùng bàn chải có lông chải mịn nhúng vào nước rồi chà nhẹ lên bề mặt gỗ. Việc này không chỉ giúp lấy đi bụi bẩn cũng như bề mặt gỗ bóng loáng hơn.
Sữa tươi có thể giúp đánh bóng bàn ghế gỗ
Dùng nước trà
Nước chè hay nước trà từ trước đến nay được biết đến là một thức uống truyền thống. Thế nhưng, ít ai biết được nó cũng là một nguyên liệu để làm sạch hiệu quả, đặc biệt là dùng để làm cách lau cửa gỗ hiệu quả.
Cách thực hiện như sau:
– Pha một bình trà thật to và đậm vị. Lượng nước trà có thể tùy chỉnh theo lượng bàn ghế gỗ trong nhà mình.
– Dùng nước trà thấm đều hết bề mặt khăn hoặc miếng vải rồi lau lên đồ dùng gỗ 2 đến 3 lần để loại bỏ hết bụi và các vết bẩn.
Dùng muối
Hỗn hợp 1 lít nước + 90 gam thuốc tẩy (loại nào cũng được nhé) + 10 gam muối. Bạn dùng cây quét sơn để quét hỗn hợp này lên bề mặt gỗ. Để yên hỗn hợp trên gỗ tầm 15 phút rồi rửa lại bàn ghế gỗ với nước sạch, lau khô.
Dùng chanh
Chanh có tính axit tuy khá yếu nhưng nó vẫn có thể giúp bạn loại bỏ đi bụi bẩn cũng như các vết bẩn bám lâu ngày trên gỗ.
Cách thực hiện tương tự với cách dùng nước muối phía trên. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 trong 2 hỗn hợp: nước cốt chanh và nước theo tỷ lệ 1:4.
Sau khi đã chuẩn bị xong dung dịch để lau gỗ, bạn chỉ cần dùng khăn nhúng đều hỗn hợp chanh rồi lau xung quanh bề mặt vật dụng gỗ là được. Axit trong chanh sẽ tác động đến vết bẩn, khiến chúng bị bong tróc, dễ dàng loại bỏ hơn.
Sử dụng chanh để đánh bóng bàn ghế gỗ
Dùng xà phòng và nước ấm
Xà phòng dường như là loại dung dịch tẩy rửa “quốc dân”. Dù là bạn rửa chén bát hay lau dọn nhà vệ sinh thì đều có thể dùng đến. Cách tẩy vết bẩn trên gỗ với nước rửa chén hay xà phòng cũng vô cùng đơn giản.
Cụ thể:
– Pha xà phòng hay nước rửa chén với nước ấm. Đánh đều hỗn hợp để xà phòng tan hết và tạo bọt.
– Đổ hỗn hợp này vào bình xịt và xịt lên các bề mặt gỗ.
– Dùng khăn mềm lau thật sạch lại bàn ghế gỗ. Lau thêm 1 lần nữa với nước để loại bỏ bọt xà phòng và cả bụi bẩn.
Dùng dầu ăn và sáp ong trắng
Để tẩy những vết dính lâu ngày trên bàn ghế gỗ. Bạn muốn làm sạch những dấu vết này, bạn hãy cho mấy giọt dầu ăn vào một chút sáp ong trắng, đem chưng cách thủy cho sáp ong chảy ra rồi bôi lên vết bẩn và lấy bàn chải đánh răng cũ cọ thật mạnh rồi chùi lại bằng nước sạch.
Dùng dầu oliu và giấm
Theo đó, bạn cần chuẩn bị hỗn hợp trộn từ dầu ô liu với giấm trắng theo tỷ lệ 4:1. Sau đó, xịt nhẹ lên tấm vải sạc mềm và lau nhẹ nhàng 2 – 3 lần lên bề mặt gỗ.
Hỗn hợp này vừa có tác dụng làm sạch lại làm bóng và mới bề mặt nội thất gỗ trong gia đình bạn.
Dùng kem đánh răng
Đối với gỗ được sơn màu trắng thì vết ố đáng sợ nhất lại chính là vết ố màu vàng.
Tuy nhiên bạn không cần phải lo vì chuyện gì cũng có cách giải quyết của vết ố vàng trên bàn ghế gỗ. Với loại vết ố vàng này, bạn chỉ cần thực hiện theo cách làm sạch bàn ghế gỗ dưới đây:
– Lấy một ít kem đánh răng (bạn nên dùng loại kem đánh răng chỉ có màu trắng để tránh ảnh hưởng đến màu sắc của gỗ).
– Thoa kem đánh răng lên bề mặt đồ vật gỗ, đặc biệt là vị trí bị ố vàng.
– Dùng khăn chà (dùng lực nhưng không quá mạnh để tránh làm hỏng bàn ghế gỗ). Lặp lại công việc này nhiều lần cho đến khi vết ố vàng biến mất bạn nhé.
Dùng khăn/vải
Ngoài những vết ố vàng thì các vết cháy cũng là thứ làm cho bàn ghế gỗ đặc biệt là bàn gỗ nhà chúng ta trở nên xấu xí. Các vết cháy này có thể được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau như vết cháy của tàn thuốc lá, que diêm đặt lên bàn khi chưa cháy hết.
Tuy là vết cháy nhưng ông bà ta từ xưa vẫn có thể tìm ra cách để loại bỏ chúng, trả lại vẻ đẹp nguyên thủy cho bàn ghế gỗ nhà mình. Cách làm bàn ghế gỗ sáng bóng này cũng không hề phức tạp. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chiếc nến, 1 vải sợi mịn và 1 vài chiếc tăm.
Bạn dùng vải mịn quấn quanh đầu chiếc tăm rồi lấy nó chà nhẹ lên bề mặt chỗ cháy. Tiếp đó để loại bỏ hoàn toàn vết cháy thì bạn cần bôi 1 ít nến lên chỗ cháy, dùng khăn lau lại lần nữa để lấy vết cháy đi.
Đối với cách làm này, bạn cần tận dụng lúc vết cháy còn mới để hiệu quả của nó được phát huy tối đa nhé. Còn nếu là vết cháy đã lâu ngày, bạn hãy kiên trì thực hiện nhiều lần thì mới có thể loại bỏ hoàn toàn vết cháy.
Dùng cồn
Những vết nóng rộp trên đồ gỗ khiến bạn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nội thất trong nhà. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, bạn chỉ cần dùng cồn, dầu hỏa hoặc nước chè thấm vào vải mềm, lau nhẹ là vết nóng rộp sẽ bị đánh bay hoàn toàn.
Trong trường hợp nếu vết nóng rộp nhiều, to thì bạn cần vắt khô khăn đã thấm nước ấm, sau đó nhỏ thêm một lượng nhỏ dung dịch amoniac vào khăn, rồi đập nhanh vào vết rộp. Cuối cùng, lấy lớp nến sáp bôi lên là đã hoàn thành các bước xử lý.
Những lưu ý khác cần tránh
Khi lau chùi đồ nội thất bằng gỗ, bạn cần lưu ý thêm 1 số điều dưới đây để tránh việc vô tình làm hỏng bàn ghế gỗ trong nhà trong lúc làm sạch vì bất cẩn.
– Cân nhắc khi muốn dùng quần áo cũ để làm giẻ lau
– Bạn không nên dùng các loại quần áo còn nguyên nút, khóa kéo, có đính các chi tiết kim loại… hoặc các loại vải thô ráp để lau chùi hay chà xát trực tiếp để làm sạch bàn ghế gỗ nội thất. Việc ma sát quá mạnh lên bề mặt gỗ vô tình làm mất đi độ sáng bóng nguyên trạng của nó.
– Lời khuyên dành cho bạn, nên tận dụng những miếng vải thừa có chất liệu 100% cotton hay vải bông mềm.
– Làm sạch bàn ghế gỗ bằng dung dịch tẩy rửa
– Chất tẩy rửa có tính axit hay tính kiềm mạnh, khi tiếp xúc thì bề mặt gỗ sẽ nhanh chóng bị kiềm hóa hoặc axit hóa, tổn hại đến lớp sơn và mất đi độ sáng bóng của nước gỗ. Như vậy, tuy nước tẩy rửa được sản xuất chuyên để làm sạch đồ đạc nhưng không phải vật dụng nào cũng có thể được áp dụng đâu.
– Sử dụng khăn lau quá khô, hoặc quá ướt để làm sạch bàn ghế gỗ nội thất
– Khăn lau quá khô khiến cho lớp sơn bề mặt bị xước do ma sát. Các vết xước chủ yếu được tạo nên bởi các hợp chất như cát, cotton, silic có trong bụi bẩn. Mặc dù, bạn sẽ khó nhận thấy những vết xước sau khi lau chùi nhưng càng về sau, chúng sẽ ngày càng lộ rõ hơn khiến đồ nội thất mất đi vẻ sang trọng vốn có nữa.
– Đặc biệt, đồ nội thất được làm bằng gỗ rất dễ thấm hút nước, làm sạch bàn ghế gỗ bằng khăn lau quá ướt sẽ khiến chúng bị biến dạng, căng phồng ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, đồng thời bị mối mọt và bị mốc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của bàn ghế gỗ.
– Không để bàn ghế gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, môi trường ẩm thấp
– Nếu bàn ghế gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài sẽ dần mất màu, kém bóng bẩy. ánh nắng còn khiến cho bàn ghế gỗ dễ bị cong, rộp, nứt gãy. Vì vậy, bạn nên trang bị rèm và lắp các loại phim cách nhiệt để tránh nắng.
– Còn trong môi trường ẩm thấp, bàn ghế gỗ dễ sinh nấm mốc, có mùi khó chịu. Thậm chí trong thời gian dài độ bền của gỗ sẽ bị giảm.
Trên đây là một số mẹo hay đánh bóng bàn ghế gỗ mà không cần đến Véc-ni, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công!