Tẩy phèn trên gạch đúng cách

Gạch đóng phèn đang là nỗi lo âu của các chị em. Làm sao có thể tẩy sạch các vết phèn đó? Nếu không giải quyết kịp thời thì nó sẽ đe dọa đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Người tạo: Admin

Nếu bạn vẫn chưa biết làm thế nào thì hãy tham khảo một số cách sau đây:

Nguyên nhân bị đóng phèn trên nền gạch

Nguyên nhân chủ yếu duy nhất gây tình trạng đóng phèn trên bề mặt gạch cũng như các vật dụng bằng sứ chính là nước bị đóng phèn. Khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình bị nhiễm phèn, sau một thời gian sử dụng, khu vực sử dụng nguồn nước này sẽ có hiện tượng bị ố vàng, bị đóng các mảng màu vàng cam, màu gạch cua, màu đỏ, tùy theo mức độ nhiễm phèn của nước cũng như thời gian tiếp xúc với nước bị nhiễm phèn bao lâu. 

gạch đóng phèn

Tình trạng đóng phèn trên bề mặt gạch

Thế nào là nước bị nhiễm phèn?

Trong từ điển tiếng Việt vẫn chưa có khái niệm chính xác về nước nhiễm phèn hay nước phèn. Trong nước giếng có chứa nhiều các kim loại nặng mà mắt thường không có thể nhận biết được mà nó được thể hiện qua kết quả phân tích mẫu nước dựa trên các thông số đạt chỉ tiêu theo quy chuẩn quy định chất lượng nguồn nước của Bộ Y tế. Phèn là những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa số có 8 mặt) được tạo thành do các anion sunfat SO4-2 (cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của hai kim loại có hoá trị khác nhau.

Công thức hoá học chung của phèn là MIMIII(SO4)2.12H2O; MI là kim loại hoá trị 1 như Na+, K+, Ce+, Rb+, hoặc NH4+; MIII là ion kim loại hoá trị 3 như Al3+, Fe3+, Mn3+, V3+, Ti3+ Co 3+, Ga3+, Rb3+, Cr3+. Phèn kép là tên hay thường gặp các loại muối kép. Người ta gọi các muối kim loại ngậm nước với công thức Mx(SO4)y.nH2O gọi là Phèn đơn.

Ví dụ cụ thể phèn amoni là muối kép (NH4)2SO4, Al2(SO4)3.24H2O, phèn crom Na2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O; phèn kali KAl(SO4)2.12H2O, phèn natri NaAl(SO4)2.12H2O; phèn đen: hỗn hợp của nhôm sunfat và than hoạt tính. Dùng để tinh chế nước; dùng trong công nghiệp vải, sợi, giấy, thuộc da,… Một số loại phèn có thể dễ hiểu hơn là: Phèn nhôm; Phèn sắt.

Tác hại của nước bị nhiễm phèn

- Ảnh hưởng đến da: Nước phèn khi tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây kích ứng da và lớp nhầy của da. Sử dụng để tắm rửa hằng ngày có thể gây bong tróc da và khô da, nếu sử dụng lâu ngày có thể trở nặng gây ung thư da.

- Tác dụng xấu đến máu: Khi tiếp xúc với một mức độ vừa đủ có thể gây rối loạn cân bằng ion trong máu. Tuy nhiên, các tác hại đến máu là rất nhỏ không đáng kể.
 
- Ảnh hưởng đến phổi: Khi bạn hít phải khí phèn thoát ra quá nhiều thì hàm lượng nhôm trong phèn sẽ xâm nhập và tấn công các mô phổi, gây ra các hệ lụy như đau ngực hoặc khó thở.

- Gây các vấn đề về  hệ đường ruột: Hàm lượng muối trong nước bị nhiễm phèn rất nhiều nên việc uống phải nước phèn sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đường ruột như:
 
- Gây ra nôn mửa do mất cân bằng dạ dày.
 
- Tiếp xúc sử dụng trong một thời gian dài có thể gây loét dạ dày.
 
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương: Nhôm Sunfat chứa trong nước phèn có thể dẫn tới các mô trong hệ thần kinh bị thoái hóa nghiêm trọng. Việc tiếp xúc với nhôm quá nhiều và thường xuyên có thể gây ung thư, viêm màng não hoặc bệnh Alzheimer.
 
- Ảnh hưởng đến các vật dụng tiếp xúc: Nước phèn có thể nhanh chóng ăn mòn tất cả các vật dụng khi giao tiếp với nó.
 
- Bồn chứa: Bạn sẽ thấy bồn chứa bị các mảng bám xung quanh bồn, có màu vàng và sạm, nơi mà nước có thể tiếp xúc.
 
- Quần áo, tấm bạt,…: Mọi vật dụng thường ngày khi tiếp xúc với nước phèn đủ lâu sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn dẫn đến nhanh hư hỏng.
 
- Cây trồng: Khi nước phèn "cộng hưởng" với cây trồng, nó có thể giết chết cây trồng, đặc biệt là các loại cây hoa màu.

Đặc điểm nhận diện nguồn nước nhiễm phèn là gì?

- Nguồn nước bị nhiễm phèn sẽ có vị chua. Nước nhiễm phèn dùng cho sinh hoạt trong thời gian dài còn gây các bệnh ngoài da, dị ứng da để lâu ngày sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta, có thể khiến các vật dụng  sinh hoạt bị bào mòn, giảm chất lượng sử dụng. 
 
- Vì thế, để có thể xử lý nhanh chóng và an toàn thì chúng ta phải nắm bắt được những đặc điểm của nước phèn, từ đó áp dụng các phương pháp xử lý nước phèn có hiệu quả nhất. 
Nguyên nhân nào dẫn đến phèn đóng trong bồn nước:
 
- Nguồn nước bị nhiễm phèn: Nước bị nhiễm phèn chủ yếu là do bản tính thổ nhưỡng, thường xảy ra ở các vùng đồng bằng có đất phèn. Nước bị nhiễm phèn sẽ có vị chua, mùi tanh, nước vẫn trong khi xả từ bể chứa. Chỉ sau khi xả nước tầm 10 – 15 phút thì nước mới bắt đầu xảy ra hiện tượng kết tủa khiến bồn nước từ từ chuyển sang màu vàng gạch, vàng sậm nên chúng ta cần phải quan sát cẩn thận trước khi đưa vào sử dụng.
 
- Nguồn bị nhiễm kim loại nặng, nước bẩn: Nguồn nước bẩn do bị nhiễm các kim loại nặng, đặc biệt là Mangan cũng sẽ khiến bồn nước bị ố đen. Bởi vì Mangan khi "hợp tác" với Oxy hoặc Clo sẽ chuyển hóa thành Mangan đioxit. Do đó, tất cả các dụng cụ chứa nước như chum, bồn nước bị nhiễm Mangan sẽ hình thành cặn ố màu đen hoặc màu nâu, cặn Mangan kết tủa còn gây cản trở lưu thông của nguồn nước.
 
- Không thường xuyên vệ sinh bồn nước hoặc do vệ sinh sai cách: Chỉ xả nước thông thường không thể làm sạch bồn nước triệt để, lượng chất cặn còn sót lại sẽ lắng đọng và tích tụ thành từng lớp mảng bám màu vàng, bám chặt vào thành bồn chứa. Bên cạnh đó, việc dùng các loại bàn cọ sắc nhọn và lạm dụng quá nhiều hóa chất không rõ nguồn gốc khi vệ sinh bồn nước sẽ phá hỏng lớp chống bám bụi, khiến bồn nước nhanh bị cáu bẩn.

Cách tẩy phèn trên gạch đúng cách

Lọc nước

Nguyên nhân của hiện tượng gạch đóng phèn chính là do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, vì thế để ngăn chặn hoàn toàn hiện tượng này, không tái xuất hiện sau khi bạn đã tẩy sạch phèn thì bạn nên lọc nguồn nước sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể lắp đặt hệ thống lọc nước cho gia đình, lọc nước phèn với than hoạt tính, lọc ở vòi nước hoặc lọc ở hệ thống ống bơm nước, hoặc thiết kế hẳn một bể lọc nước cho gia đình.

Tẩy phèn với chanh tươi

Chanh tươi quả là có rất nhiều công dụng. Vừa là gia vị cho các món ăn, nước chấm, vừa có thể chữa bệnh, làm tinh dầu thơm, nay còn có thể dùng chanh tẩy phèn trên gạch hiệu quả.

Bạn chuẩn bị nửa quả chanh để tẩy phèn trên gạch. Đầu tiên bạn hãy chà mạnh trực tiếp lên thẳng vết phèn đó, hoặc thấm vào một tấm khăn mềm hay miếng bọt biển và chà mạnh lên bề mặt gạch đó.

Bạn cần cẩn thận chuẩn bị những đồ vật chà không quá cứng, sắc nhọn vì có thể sẽ khiến bề mặt gạch xước, và sẽ làm hư lớp men của gạch men.

Trong chanh có chất axit, đây là chất rất tốt cho việc tẩy rửa. Bạn sẽ bất ngờ khi axit có trong chanh không hề gây tác hại cho lớp men nhưng có thể tẩy rửa lớp phèn một cách dễ dàng. Đặc biệt đối với những lớp phèn quá lâu, cứng khó ra. Thì bạn cần cắt chanh thành từng lát mỏng đặt lên vết phèn bám, đợi khoảng 10 phút để chanh ngấm. Sau đó tiến hành chà rửa sẽ rất hiệu quả. 

Vậy là chỉ với một nguyên liệu đơn giản, gần gũi là chanh tươi, bạn đã có thể tẩy phèn trên gạch nhanh chóng và hiệu quả.

gạch đóng phèn

Sử dụng chanh để tẩy phèn trên gạch rất hiệu quả

Tẩy phèn với giấm

Với phương pháp này, các bạn đầu tiên đun nóng một ít giấm rồi cho vào bình xịt, xịt vào những tấm gạch hoặc sử dụng một chiếc khăn thấm nước giấm nóng xoa và chà xát lên bề mặt gạch bị đóng phèn. Lặp lại động tác vài lần cho đến khi lớp phèn tự động bong ra thì vệ sinh lại sàn gạch như thường với xà phòng hoặc nước lau sàn chuyên dụng.

Cách khác với giấm, bạn vệ sinh sàn nhà nơi bị đóng phèn, sau đó rắc một ít muối tinh lên khu vực bị phèn, cuối cùng đổ một ít giấm nóng lên. Sau đó, dùng vật liệu mềm để chà xát làm bong lớp phèn. Với cách này, lớp men của gạch cũng như các vật dụng sứ sẽ không không bị ảnh hưởng.

Tẩy phèn giấm và muối ăn 

Trước tiên bạn hãy làm sạch nền gạch. Sau đó bạn chuẩn bị một ít giấm nóng, đổ một ít muối vào giấm và hòa cho đến khi muối tan hết. Dùng khăn tẩm hỗn hợp này rồi lau lên những vị trí cần tẩy phèn, chà nhiều lần cho đến khi lớp phèn biến mất. Với cách làm này, vết phèn sẽ nhanh chóng bị đánh bay mà không làm ảnh hưởng đến bề mặt của gạch.

Giấm ăn và muối là nguyên liệu dễ tìm và giá thành rẻ, vì vậy phương pháp này vô cùng tiện dụng. Sau khi tẩy phèn bằng giấm ăn, bạn lau chùi lại nền gạch sạch sẽ bằng nước thường vì mùi giấm có thể làm bạn khó chịu.

gạch đóng phèn

Hỗn hợp giấm và muối ăn có thể tẩy phèn trên gạch

Tẩy phèn với baking soda

Bạn có thể pha dung dịch tẩy phèn bằng cách trộn hỗn hợp bột baking soda với nước (theo tỉ lệ 2:1), rồi bôi lên bề mặt vết bẩn. Sau 15 - 20 phút, dùng bàn chải mềm cọ xát để tiến hành làm sạch các vị trí nhiễm phèn bị bong ra. Để các vết bẩn biến mất hoàn toàn, bạn hãy lặp lại bước này vài lần, rồi rửa sạch lại với nước và tiến hành lau khô, đánh bóng gạch.

Baking soda được xem là chất tẩy trắng mạnh với độ an toàn cao, không gây độc hại. Nó có tác dụng làm đẹp như tẩy trắng răng, có khả năng làm sạch các vết bẩn, nấm mốc và làm sạch các dụng cụ đồ dùng trong nhà bếp. Hiện nay, sản phẩm này đã được bày bán rộng rãi trong các cửa hàng, siêu thị hoặc bạn có thể đặt mua online.

gạch đóng phèn

Baking soda là nguyên liệu không thể thiếu để tẩy phèn trên gạch

Tẩy phèn với hóa chất tẩy trắng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu hóa chất tẩy trắng cao cấp được người dùng lựa chọn.Nên việc nhiễm phèn trong thời gian dài và tính chất nghiêm trọng khó tẩy sạch, chúng ta cần đến sự trợ giúp của các hóa chất tẩy trắng chuyên dụng, với cách tẩy phèn này khả năng làm sạch phèn nhanh chóng, hiệu quả nhất trong diện tích lớn chỉ với 1 lần dùng.

Bạn chỉ cần xịt hóa chất trực tiếp lên vị trí bị nhiễm phèn rồi chờ 5 - 10 phút, dùng cọ mềm chà xát lên nơi có vết bẩn. 

Tẩy phèn với axit H2SO4 loãng

Nếu các vết ố vàng xuất hiện nhiều và khá nặng có thể mua axit H2SO4 pha loãng khoảng 15 độ để làm dung dịch tẩy rửa. Mang kính bảo hộ cho mắt, khẩu trang, găng tay và mặc quần áo che chắn cẩn thận tránh hóa chất tiếp xúc trực tiếp với cơ thể. Dùng dung dịch đã pha loãng để thấm lên khu vực cần tẩy và bắt đầu chà với bàn chải cho đến khi vết bẩn biến mất. Đây là biện pháp nhanh hữu hiệu nhưng không nên dùng bởi có khả năng gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Cách 1: Có thể dùng giấm chua đun nóng cho vào bình xịt lên các nơi có vết bẩn do phèn hoặc cũng có thể dùng vải thấm ướt thoa đều lên sàn gạch lặp lại nhiều lần. Khi vết bẩn đã bong ra pha loãng xà phòng hay nước lau sàn để lau chùi cho sáng bóng. Lau lại bằng nước sạch để loại bỏ hết các hóa chất còn sót lại sau đó lau khô.

Cách 2: Sử dụng xà phòng để đánh lên những vị trí nhiễm phèn sau đó rửa lại bằng nước sạch. Rắc muối ăn đều lên toàn bộ bề mặt gạch ốp lát bị nhiễm phèn phải để muối phủ kín phía trên. Tiếp tục dùng giấm đun nóng dội lên khu vực nhiễm phèn chờ trong 10 phút để tẩy phèn với những phần có góc cạnh dùng bọt biển để cọ xát tẩy sạch phèn triệt để. Rửa sạch lại để hoàn thiện hơn làm cho gạch sáng bóng.

Thuê công ty vệ sinh

Nếu các vết bẩn cứng đầu, quá khó để làm sạch, tốn nhiều thời gian thì bạn có thể cân nhắc đến dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Họ sẽ làm sạch toàn bộ và cải thiện thẩm mỹ tối đa cho ngôi nhà của bạn. 

Lưu ý, nên sử dụng hệ thống lọc nước đạt tiêu chuẩn, chất lượng để có khả năng lọc sạch cao và cân bằng hóa chất có trong nước; hoặc để tránh tình trạng quay lại của các vết ố vàng nhiễm phèn và bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình bạn thay thế, sử dụng nguồn nước khác.

Trên đây là các cách tẩy phèn trên gạch đúng cách có thể giúp bạn đánh bay nỗi âu lo về các vết bẩn do phèn gây ra, giúp bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng như tăng vẻ thẩm mỹ cho ngôi nhà. Chúc bạn thành công!

Tin cùng chuyên mục

Bình luận